logo-website
Hân hạnh được phục vụ Quý Khách!
(0)
DANH MỤC TIN TỨC
Tin mới nhất
cach-cho-be-an-dam
Các mẹ nên biết rằng: “Ở giai đoạn bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở lên, cơ thể...
sinh-to-bo-trong-mua-he-cho-tre-em
Mùa hè là mùa của bơ, nên các mẹ hãy học ngay cách chế biến bơ...
mua-dong-nen-tam-cho-tre-so-sinh-bao-nhieu-lan-4
Mùa đông, thời tiết rét buốt dễ khiến bé sơ sinh mắc các bệnh về đường hô...

HƯỚNG DẪN CÁCH CHO BÉ ĂN DẶM KHOA HỌC NHẤT

Các mẹ nên biết rằng: “Ở giai đoạn bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở lên, cơ thể bé đã sẵn sàng cho việc đón nhận dinh dưỡng từ các thực phẩm khác ngoài nguồn sữa mẹ”. Đây là giai đoạn chuẩn bị cho sự phát triển của bé, bé sẽ hoạt động nhiều hơn và cần nhiều nguồn năng lượng hơn.
cach-cho-be-an-dam
Thời gian các bé ở trong bụng mẹ sẽ nhận được một lượng sắt tự nhiên đủ cho sự phát triển trong vòng 6 tháng đầu niên, nên tại thời điểm bắt đầu từ 6 tháng trở lên bé sẽ cần bổ sung lượng chất sắt từ một chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho bé: nhóm chất đạm, nhóm chất bột đường, nhóm chất béo, nhóm rau củ và trái cây. Nếu các mẹ đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho sự hình thành não bộ và sự vận động thể chất của các bé được tốt hơn.

Các mẹ cần sự kiên nhẫn trong giai đoạn ăn dặm của các bé, điều này sẽ giúp bé dễ dàng làm quen với giai đoạn khó khăn này. Các mẹ cần chú ý đến 3 nguyên tắc sau để việc ăn dặm của các bé được dễ dàng hơn:

1- Cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc, từ vị ngọt tới vị mặn

⊃ Đa số các bé trong 6 tháng đầu đời, thì loại thức ăn duy nhất đó là sữa mẹ. Ở những tháng tiếp theo, bé cần được làm quen với nguồn dinh dưỡng mới từ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Mẹ nên dành thời gian cho “bộ máy tiêu hóa” của bé thích nghi dần bằng cách tập cho bé ăn dặm bắt đầu từ dạng ngọt như bột sữa pha từ loãng đến đặc.

Ban đầu, các mẹ cho bé làm quen bằng các món có vị ngọt trước nhé, ví dụ như bột ngọt có vị sữa, bé sẽ dễ sẵn lòng đón nhận món mới hơn khi có hương vị sữa quen thuộc. Và đặc biệt, các mẹ đừng quên nguyên tắc từ loãng đến đặc để bé có thể quen dần với loại thức ăn mới. Tiếp theo, các mẹ nên chuyển sang cho bé ăn các loại bột có vị mặn như thịt, cá,…. Trong thời gian này chắc chăn các mẹ sẽ bận rộn hơn để chuẩn bị thực đơn phong phú dành cho bé.

2- Trẻ ăn dặm như thế nào?

Để phát triển tốt, thì các mẹ nên để cho bé tiếp tục bú sữa mẹ hằng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ ngày rồi tăng dần lên 3- 4 bữa bột/ ngày khi gần 1 tuổi. Sau giai đoạn làm quen và nhận biết với thức ăn, các mẹ có thể kết hợp nhiều nhóm thực phẩm với nhau để tăng cường chất dinh dưỡng cho bé yêu. Để đảm bão bữa ăn của bé luôn đầy đủ chất dinh dưỡng, các mẹ nên kết hợp 4 nhóm thực phẩm sau theo tỷ lệ hợp lý:

♦ Nhóm chất bột đường (gạo, khoai, yến mạch,…): đây là nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng hằng ngày dành cho bé. Các mẹ có thể nghiền cháo, khoai cho bé làm quen với nhóm thực phẩm này, hoặc nấu bột yến mạch cho thêm phong phú bữa ăn.

Đặc biệt: Trong nhóm bột đường thì Yến mạch được mện danh là “Vua ngũ cốc”, giày năng lượng, giàu đạm, hàm lượng dinh dưỡng cao, nguồn chất xơ tự nhiên dồi dào. Ngoài ra, yến mạch là một trong những loại thực phẩm an toàn ít gây dị ứng cho bé, nên các mẹ có thể an tâm mà lựa chọn cho bé.
♦ Nhóm chất đạm (thịt nạt (lợn,gà), lòng đỏ trứng gà,…): Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé, trong cơ thể thì chất đạm cung cấp các loại axit amin cần thiết cho việc tăng trường và phục hồi các tế bào. Nhưng các mẹ hãy thật sự chú ý không nên cho bé ăn quá nhiều đạm, vì sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa còn non nớ của bé, nên cho bé ăn cả đạm động vật và đạm thực vật, nên kết hợp hài hòa giữa hai loại đạm này.

♦ Nhóm chất xơ và vitamin (rau củ và trái cây): Đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột cháo của trẻ, gây thấp năng lượng khẩu phần sẽ khiến trẻ chậm tăng cân: với trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho 1 thìa rau, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều. Ngược lại, với trẻ bị thừa cân béo phì rất nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng.

♦ Nhóm chất béo: Đây là nhóm chất không chủ cung cấp năng lượng, mà còn là thành phần của màng tế bào và mô não, nhóm chất béo đóng vai trò quan trọng là dung môi giúp các vitamin A,D,E,K… hòa tan hấp thu vào cơ thể.

Các mẹ có thể tham khảo những mẫu quần áo trẻ em đẹp nhất dành cho thiên thần nhà mình <— Tại đây!

3- Cách chọn thực phẩm bổ sung cho trẻ

Nên lựa chọn những thực phẩm giàu năng lượng và giàu dinh dưỡng: đặc biệt là sắt, kẽm, canxi, Vitamin A, E và Folate (có nhiều trong những loại thực phẩm hải sản, sữa, thịt động vât,…)
Nên lựa chọn những loại thực phẩm sạch và an toàn: Thực phẩm được mua những nơi uy tín không có hóa chất độc hại, thức ăn không có xương hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho bé.
Tránh những loại thức ăn quá nóng, cay, mặn,….
Ngày đăng: 23/08/2018 13:16:17
BÍ QUYẾT CHĂM SÓC CON

Đăng ký nhận Email



Copyright @ Mẫu Web Thời Trang Trẻ Em